Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019
Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019
NHỊP CẦU YÊU THƯƠNG
15:34
No comments
NHỊP CẦU YÊU THƯƠNG
Bắt đầu chuẩn bị chương trình từ 13h chiều chủ nhật 2 lần mỗi tháng, những công việc của các bạn tình nguyện viên (TNV) cứ thế đều đặn, thường xuyên và thay nhau đến với Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Những tiếng hát, những tờ báo, những cuốn sách và quan trọng hơn hết là nụ cười mà các bạn mong muốn mang đến cho cô chú bệnh nhân mỗi ngày, trong mỗi lần gặp gỡ.
Đặc biệt, trong chiều chủ nhật ngày 8 tháng 12 vừa qua, các anh chiến sĩ đến từ Đoàn cơ sở Trung đoàn Cảnh sát cơ động Trung bộ cũng đã đến tham gia, hòa mình cùng các bệnh nhân, mang khí thế hào hùng và những giai điệu tự hào để cùng động viên tinh thần các bệnh nhân nơi đây. Cùng với các bạn TNV hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh xung quanh khuôn viên bệnh viện!
Bà con vui lắm, khi được nhiều người quan tâm hỏi han, cùng trao đổi những câu chuyện thường nhật giữa tiếng nhạc hát du dương, đi vào lòng người.
Hình ảnh những bệnh nhân cầm micro, tự tin hát, tự tin biểu diễn và chia sẻ tiếng lòng mình và động viên tinh thần lẫn nhau giữa những con người đồng cảnh ngộ thật xúc động xiết bao. Ai ai rồi cũng sẽ cố gắng vượt qua được và cất cao tiếng hát về một ngày mai tươi sáng hơn.
Bên cạnh những giá trị tinh thần mà dự án mong muốn dành tặng cho bà con nơi đây, thì sự đồng hành của Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo miền Trung và đội Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã hỗ trợ mang lại nhiều phần quà động viên cho các bệnh nhân, giúp đỡ phần nào những hoàn cảnh khó khăn. Xin chân thành cảm ơn các đơn vị và hy vọng sẽ có thật nhiều thật nhiều sự đồng hành nữa từ các nhà hảo tâm.
Chương trình chiều Chủ nhật Tình nguyện "Hát cho bệnh nhân tôi nghe" lần thứ 124 khép lại giữa cái giá lạnh của mùa đông! Các cô chú lần lượt ra về sau hơn 2 tiếng ngồi theo dõi và tham gia cùng chương trình văn nghệ. Các bạn TNV thay nhau dọn dẹp sân khấu, thu dọn ghế, chở về kho cất giữ, người thì lúi húi chuẩn bị miếng bánh, phần ăn nhẹ cho các bạn TNV sau một buổi chiều đầy niềm vui. Cả nhà cũng không quên chụp với nhau những tấm hình kỷ niệm, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ cho một buổi chiều mùa đông.
Xin cảm ơn tất cả mọi người!
Và hẹn gặp lại trong chương trình số 125 tới nhé!
Yêu thương <3
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019
Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019
CHIỀU ĐÔNG ẤM ÁP
16:03
No comments
Ngày ấy làm sao quên được, kết thúc dự án số 123 để lại nhiều tình cảm nhất, Hạnh phúc nhất, lấy đi nhiều nước mắt nhất và cũng là một ngày trong năm đặc biệt nhất, tri ân những người Thầy Cô Giáo không chỉ trên Trường, lớp học mà đó là trong dự án của chúng ta.
Những cái ôm ấy làm sao cầm cự giọt nước mắt được, tình yêu từ các bạn TNV đã mang đến cho một không gian ấm cúng hơn, kèm theo là những lời chúc giản dị nhưng lại chứa nhiều tình cảm nhất, món quà vô giá mà tôi cảm nhận được hôm đó hết sức ý nghĩa, từng ngày trôi đi các Bệnh Nhân phải chống chọi căn bệnh quái ác trong bản thân mình, người đến rồi người lại đi và đúng vậy ai cũng cần tình yêu ai cũng muốn chia sẻ, ai cũng muốn lạc quan trong cuộc đời ngắn ngủi và ai cũng muốn trở về bên mái nhà thân yêu của mình.
Cám ơn, cám ơn những người Thầy Cô, cám ơn các bạn TNV của dự án của chúng ta đã mang đến một ngày thật ý nghĩa.
Cám ơn xin cảm ơn!
Tác giả: Nguyễn Văn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2019
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019
Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
BỆNH VIỆN LÀ NƠI CHỨNG KIẾN NỔI KHỔ CỦA CON NGƯỜI
15:41
No comments
Rất nhiều tình nguyện viên chỉ đến bệnh viện vào buổi
tối, và do đó họ không biết cảnh tượng bệnh nhân điều trị như thế
nào vào ban ngày tại Bv Ung bướu ĐN.
Rất nhiều TNV chỉ thấy các em nhỏ tầng 10 cười đùa,
chạy nhảy vào buổi tối mà không chứng kiến các em đã khóc thét, run
rẩy, sợ hãi khi bị kim đâm, tiêm thuốc, đặt ven lấy máu, khử trùng
vết thương máu me loang lỗ... vào ban ngày. Rất nhiều TNV chỉ thấy
các cô chú vỗ tay, hát hò vào buổi tối mà không chứng kiến sự căng
thẳng tột cùng, sự đau đớn do hóa trị, xạ trị, nôn mửa, lở loét,
chảy máu, phẩu thuật cắt da cắt thịt hay thậm chí cắt chân, cắt
tay.. đã diễn ra vào ban ngày.
Rất nhiều giọt
nước mắt hoảng sợ, đau khổ của người thân, rất nhiều người ôm đầu
khóc ngất lịm, rất nhiều ca bệnh xin về nhà hay vĩnh viễn ra đi là
vào ban ngày tại bệnh viện... nhưng nhiều TNV không biết điều đó! Họ
chỉ tới bệnh viện vào buổi tối khi mọi việc đã lắng xuống, đã
bình yên... Một số ít TNV chứng kiến thì quá sợ hãi hoặc tìm cách
né tránh không nghĩ đến vì sợ...
... Bệnh viện là nơi chứng kiến nổi khổ của con người!
Với một tâm hồn nhạy cảm và một trí óc thông minh,
việc chứng kiến nổi khổ là bước ngoặt làm biến đổi hoàn toàn con
người họ.
Hoàng tử Tất Đạt Đa trong lần đầu tiên bước ra khỏi cung
điện luôn tràn ngập cảnh vui đùa, nhảy hát, cung tần mỹ nữ... Ngay
lần đầu tiến chứng kiến cảnh bệnh tật, nghèo đói, chết chóc... trên
đường phố đã tỉnh ngộ và biến đổi hoàn toàn trong nhận thức. Hoàng
tử đã trốn thoát khỏi cung điện để đi tầm sư học đạo trong hơn sáu
năm và đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại thị trấn Bodhgaya Ấn Độ.
Với những tâm hồn ít nhạy cảm và những trí óc còn
quá bận rộn với những toan tính thường ngày, việc chứng kiến nổi
khổ chỉ khiến họ thêm sợ hãi và không làm biến đổi bất kỳ cái gì
trong bản thân họ.
Với những tâm hồn kém nhạy cảm và những trí óc quá
bận rộn với các toan tính, việc chứng kiến nổi khổ cũng như
"nước đổ lá khoai", không làm thay đổi bất kỳ điều gì.
Bởi vì kém nhạy cảm nên họ cứ nghĩ bệnh viện là dành
cho người khác, đau khổ là dành cho người khác không phải dành cho
mình... Bởi vì sợ hãi nên họ cứ giữ cho tâm trí bận rộn bằng những
kế hoạch tương lai, tham vọng hoặc đủ thứ công việc lặt vặt khác...
Dù gì thì cũng cứ bận rộn để không phải nghĩ tới sự thật:
... Bệnh viện là nơi chứng kiến nổi khổ của con người !
... Và cũng là nơi chứng kiến khát vọng tâm hồn, trưởng
thành trong nhận biết của con người.
Hết
(4/5/2019)
Hồ Dương Đông
ĐỪNG TÌM Ý NGHĨA, HÃY TÌM CẢM XÚC!
15:40
No comments
Đừng cố tìm ý nghĩa cho các hoạt động tình nguyện và đừng cố
thuyết phục người khác tham gia cùng mình bằng lời nói, hãy đơn giản sống ngày
càng giàu cảm xúc hơn và vui vẻ hơn.
1. "Lần đầu tiên em nhảy trước nhiều người như thế, dù nhảy
dở nhưng em cảm thấy đã". Lời tâm sự của một tình nguyện viên mới... Rõ
ràng ai cũng thấy cậu ta nhảy "dở" vì người cứng đơ, dáng thì cong
cong queo queo không bình thường... Nhưng mấy ai biết cậu là nạn nhân của
chất độc da cam, bị bại não khiến cử động khó khăn, đến cầm bút viết và nói
năng còn cố gắng... Nhưng đó là một sinh viên tài năng của khoa Công nghệ thông
tin - Trường ĐHBK.
Không những tham gia
đi xe sách cùng các bạn suốt mấy tiếng đồng hồ, cậu còn đứng cổ vũ cho các cô
chú bệnh nhân hát không biết mệt, rồi lên sân khấu nhảy múa hòa mình vào cùng
bài hát nữa chứ... Chứng kiến cậu tham gia nhiệt tình như vậy, chúng tôi đều
thấy thêm năng lượng để nhảy múa và cổ vũ cho các cô chú hơn.
- Ừ! Cậu nhảy "dở" nhưng tham gia có cảm xúc vậy là được rồi.
2. Bé Ly vẫn ngồi đó dưới hàng ghế khán gỉa... Bé vẫn phải ngồi
xe lăn, đôi mắt bé vẫn vậy... vẫn là một màu đen tối tăm... nhưng mấy ai biết
hai tuần qua là quãng thời gian cực kỳ khó khăn với em và mẹ... Thuốc, hóa
chất... Cánh tay và chân em đầy những vết bầm đen do bể ven, chích thuốc...
- Thấy mấy đứa tình nguyện viên lên chơi em vui vậy đó chứ bình
thường cô thấy nó nằm khóc nhiều lắm...
Cô bệnh nhân giường bên cạnh của em nói khẽ với chúng tôi như vậy.
Hai tuần qua đôi chân của em đang mất dần cảm giác và khả năng vận động, mẹ em
phải lo hết mọi vệ sinh sinh hoạt hàng ngày cho em, vô cùng vất vả...
- Thầy Đông ngày mai đi coi thi đại học vui vẻ nghe!
Không nhìn thấy được, không bước đi được nhưng em cứ lạc quan
đến phi thường. Vẫn cười rất tươi, hỏi han các tình nguyện viên và thậm chí còn
động viên ngược lại mọi người. Gặp ai cũng chào hỏi, hỏi han. Ai cũng biết em
mệt lắm nhưng em không bao giờ than thở một lời...
Chương trình CNTN 112 còn nhiều câu chuyện xúc động lắm, nhưng
nếu bạn cứ mãi đi tìm ý nghĩa bạn sẽ bỏ lỡ... Vậy nên nếu bạn hiểu tình nguyện
là để được sống trong cảm xúc, hãy tận hưởng nó, sống trọn vẹn cùng nó và cứ để
tình cảm đó lan tỏa trong con người bạn và nuôi dưỡng tâm hồn bạn...
Hết.
(4/5/2019)
Hồ Dương Đông
HỌC TỪ CÁI CHẾT - HỌC ĐƯỢC CÁCH SỐNG
15:38
No comments
Phải gần 30 tuổi, khi lần đầu tiên chứng kiến người thân
trong gia đình ra đi vì ung thư, tôi mới cảm nhận cái chết đến gần
mình như thế. Ngay trong nhà, ngay trong phòng, thậm chí trên chiếc
giường của mình thần chết vừa ghé thăm... Cảm xúc thật bàng hoàng!
Ba tháng sau tôi vẫn chưa hết sốc, tinh thần rơi vào trạng thái stress
mỗi khi xuất hiện ý nghĩ: "Rồi mình cũng phải chết sao?",
"Hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm sau mình cũng sẽ chết
sao?"...
Trước đó, đã từng chứng kiến nhiều người ra đi và tham
dự nhiều đám tang: bạn bè có, đồng nghiệp có, người trẻ có, người
già có... nhưng tôi không cảm nhận được gì. Có chăng chỉ là chút cảm
giác buồn và thấy đáng thương cho những số phận không may mắn. Vậy
thôi! Việc tới đám tang và chứng kiến cái chết của nhiều người không
làm tôi thay đổi bất cứ suy nghĩ gì. Lại lao đầu vào học hành, đi
làm, kiếm tiền, thêm thu nhập, bù khú bạn bè mỗi khi rãnh rỗi...
Thời gian dần trôi...
- Thầy ơi, gia đình đã xin cho em nó về nhà rồi. Em nó
vừa mất sáng nay...
Cơn mưa buổi đêm lành lạnh một ngày tháng 5. Đứng bên
cửa sổ mở toang mà mồ hôi toát ra đầm đìa khi nghe giọng bên kia điện
thoại báo tin. Tôi thật sự cảm thấy sốc và không thể tin nổi... Một
lần nữa cái chết đã đến quá nhanh! Sao em ra đi đột ngột thế? Hôm qua
còn cười nói đó... Nghe tin mà cả đêm trằn trọc không ngủ được. Ý
nghĩ cứ cuồn cuộn lên như sóng: "Tham vọng để làm gì? Giàu có
để làm gì? Số phận gọi ai thì người đó cứ tay trắng lên đường
thôi... Vậy đâu là mục đích cuộc sống?"
Trong hơn 5 năm tại Bệnh viện, các tình nguyện viên cứ
thế ra đi nhưng với những người ở lại vẫn chứng kiến nhiều cái
chết... Nhiều lắm... Có người 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng... Có người
01 năm, vài năm... Trẻ em, phụ nữ, thanh niên, người già... Rất buồn,
rất bàng hoàng, đủ mọi loại cảm xúc... Mỗi lần nhận tin buồn là
một lần thêm tỉnh ngộ...
Phải gần 35 tuổi tôi dần dần mới hiểu một điều đơn
giản: Cứ chạy trốn suy nghĩ về cái chết hoài sẽ không giúp ích
được gì. Phải đối diện với nó, phải học từ cái chết và học lại
cách sống!
Mỗi người tại Bv trước khi ra đi dường như đều để lại
thông điệp gì đó cho những người ở lại. Nếu bạn tiếp xúc với họ
đủ lâu và gần gũi thì sẽ cảm thấy một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng gì
đó... Nhưng cụ thể đó là gì? Thông điệp này giống nhau hay khác nhau?
Câu trả lời thì tùy
mỗi người, với tôi thì thông điệp này rất đơn giản và đều giống
nhau... Nếu bạn biết lắng nghe và không sợ hãi thì thông điệp sẽ dần
biến đổi bạn thành một con người khác: Con người của niềm vui và
hạnh phúc bình thường mỗi ngày... Hết !
(6/6/2019)
Hồ Dương Đông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Labels
Popular Posts
Follow on Facebook
Blog Archive
-
►
2020
(15)
- ► tháng mười một (2)
- ► tháng mười (3)
- ► tháng chín (1)
-
▼
2019
(70)
- ▼ tháng mười hai (3)
- ► tháng mười một (3)
- ► tháng mười (7)
- ► tháng chín (3)